Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử nằm tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Đến với Thiền viện trúc lâm Tây Thiên, du khách sẽ cảm nhận được sự bình yên trong lòng giữa khung cảnh thiên nhiên mộc mạc và khí hậu trong lành. Những kinh nghiệm đi du lịch Thiền viện trúc lâm Tây Thiên Vĩnh Phúc dưới đây sẽ giúp du khách có được một chuyến đi trọn vẹn.
1. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên – Một trong ba thiền viện lớn nhất Việt Nam
Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Đây không chỉ là nơi đào tạo về Phật giáo số 1 Việt Nam mà còn là điểm tham quan, chiêm bái lý tưởng của du khách thập phương.
Thiền viện được xây mới trên nền đất của Thiên Ân thiền tự cổ từ khoảng thế kỷ thứ 3. Thiền viện được xây trong khuôn viên có diện tích rộng khoảng 4,5ha, rừng ngoại vi rộng khoảng 50ha, nằm trên độ cao khoảng 300m (so với mực nước biển).
Cổng vào Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Các công trình trong Thiền viện gồm có chánh điện, nhà tổ, nhà khách, nhà trưng bày, cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống…; khu nội viện gồm tăng đường, thiền đường, trai đường và các thất chuyên tu. Tất cả các công trình trên đều được xây rất kỳ công và độc đáo mang đậm dấu ấn của kiến trúc Á Đông.
Các tranh tượng, phù điêu trên vách tháp chuông, tháp trống trong và ngoài chánh điện đều ẩn chứa những tích xưa thiền sử nên thu hút được nhiều du khách. Trong khu vực Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên còn có một thư viện hình bát giác nằm trên đồi và một bức tượng Phật cao 35m.
Lầu trống Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Ngoài ra, trong khu Thiền viện còn có nhà ăn phục vụ cơm chay cho các phật tử và du khách, nhà sách bán kinh phật và quầy bán đồ lưu niệm. Du khách có nhu cầu mua quà về cho người thân, bạn bè có thể ghé những quầy hàng này. Ngoài ra, Du khách có nhu cầu mua các loại đặc sản vùng miền về làm quà tại Điểm dừng chân Tam Đảo tại Km6 – xã Kim Long – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc (hay truy cập vào trang Web: Dacsantamdao.vn; hoặc liên hệ vào số Hotline: 0908.110.868).
Đến với Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên du khách sẽ được thả hồn trong không gian trong lành mát mẻ với những đồi thông cao vút, những vườn hoa đang nở rộ hay những hàng cây tỏa bóng quanh năm. Ngồi trên Thiền viên, du khách chắc chắn sẽ thấy lòng an yên đến lạ.
Đường lên Thiền viện được xây bằng bê tông nên du khách nếu đi bằng xe máy hay ô tô đều có thể lên được tận cổng. Nếu muốn ngắm Thiền Viện từ dưới lên, du khách có thể đi bộ như leo núi để cảm nhận Thiền viện đồ sộ đến mức nào.
Khung cảnh ở Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên hài hòa với thiên nhiên
2. Thời điểm thích hợp du lịch Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm nên du khách có thể ghé thăm Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên vào bất cứ thời gian nào trong năm. Du khách có thể đi du lịch vào mùa xuân, hạ, thu hoặc đông. Mỗi mùa đều mang một vẻ đẹp hấp dẫn, thú vị riêng.
Mùa xuân ở đây là mùa của lễ hội, mùa chiêm bái, cầu an. Cứ vào dịp Tết, du khách thập phương thường tìm đến đây để chiêm bái và cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới.
Nếu đi du lịch Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên vào mùa xuân thì du khách sẽ được hòa mình vào không khí của nhiều lễ hội rất thú vị, độc đáo.
Lễ hội Tây Thiên tưởng nhớ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu
Mùa hè cũng là thời điểm tuyệt vời để du khách đi du lịch Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Đến đây, du khách có thể tận hưởng cảm giác yên bình, tĩnh lặng nơi đây. Đặc biệt, đi du lịch Thiền viện Trúc Lâm vào mùa hè du khách còn được tham gia lễ hội sám hối.
Mùa thu là lúc tiết trời dịu mát, phong cảnh hữu tình; thích hợp để du khách trải nghiệm các hoạt động ngoài trời. Du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành cùng khung cảnh núi rừng tuyệt đẹp vào mùa thu ở đây.
Du khách tham quan và chụp ảnh ở Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Vào mùa đông, tiết trời ở đây se se nhưng không quá lạnh. Du khách có thể thoải mái tham quan, chiêm bái mà không lo ngại về yếu tố thời tiết. Nói tóm lại, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên mùa nào cũng có nét đẹp riêng cho du khách khám phá.
3. Hướng dẫn đường đi Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Thiền viện trúc lâm Tây Thiên nằm cách Hà Nội khoảng hơn 70km. Du khách có thể tới đây bằng nhiều phương tiện như xe buýt, xe máy, ô tô cá nhân hoặc xe du lịch chất lượng cao.
Kinh nghiệm khi đi du lịch Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên – Vĩnh Phúc là du khách phải cân nhắc để lựa chọn di chuyển cho phù hợp.
Bản đồ chỉ đường đi Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Phương tiện cá nhân
Nếu di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô thì du khách có thể đi theo hướng cầu Thăng Long. Đến ngã 4 Nam Hồng thì du khách rẽ trái đi theo đường Mê Linh – Phúc Yên – Vĩnh Yên.
Đến đầu thành phố Vĩnh Yên sẽ có biển chỉ dẫn đi Tây Thiên – Tam Đảo, du khách chạy thêm 20km nữa sẽ tới được Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.
Phương tiện công cộng
Di chuyển bằng phương tiện công cộng mất khá nhiều thời gian nhưng bù lại du khách không phải lo tìm đường. Đi xe buýt thì du khách sẽ phải bắt hai chuyến mới tới được điểm đến.
Đầu tiên, du khách bắt tuyến số 1 tới bến xe Vĩnh Yên; sau đó chuyển sang tuyến buýt 07 của Vĩnh Phúc đi Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.
Xe buýt cũng là một phương tiện được nhiều người lựa chọn khi đi du lịch
4. Những đặc sản không thể bỏ qua khi đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khá gần với Tam Đảo, một địa danh nổi tiếng với nhiều đặc sản thơm ngon. Vì thế, khi tới đây du khách có thể thưởng thức được nhiều món ăn ngon.
Món ngon phải kể đến đầu tiên ở đây là ngọn su su. Ngọn su su dễ chế biến, khi ăn ai cũng tấm tắc khen ngon bởi vị thơm ngon, giòn giòn của món ăn này. Những món ngon từ ngọn su su đó là ngọn su su xào tỏi, ngọn su su xào thịt bò, ngọn su su luộc v.v..
Ngọn su su xào tỏi
Món ăn phải kể đến thứ hai đó gà đồi, loài gà được nuôi thả rông trên đồi núi để kiếm ăn nên thịt gà ở đây rất thơm ngon và chắc thịt.
Từ thịt gà đồi người ta chế biến nên nhiều món ăn hấp dẫn như gà đồi rang muối, gà đồi rang hành mỡ, gà đồi hầm… Trong đó, ngon nhất phải kể đến là món gà đồi bọc đất nướng.
Ngoài gà đồi thì du khách đừng quên thưởng thức lợn mán khi du lịch Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Lợn mán hay còn gọi là lợn mọi, heo mọi, lợn đen.
Lợn được nuôi thả rông và tự kiếm ăn, khá nhỏ. Lợn mán có thể chế biến theo nhiều cách như hấp, nướng, nấu rượu mận, tiết canh, lòng xào, lòng nướng… Lớn ăn ngon, thịt thơm, da giòn, ăn một lần sẽ nhớ mãi không quên.
Lợn mán đặc sản
Hi vọng Kinh nghiệm đi du lịch Thiền viện trúc lâm Tây Thiên – Vĩnh Phúc trên đây hữu ích với tất cả quý khách. Nếu có nhu cầu tham quan Thiền viện nổi tiếng này, du khách có thể liên hệ qua số 0908.110.868 hoặc 0211 629 7979 để được hỗ trợ và tư vấn tận tình.
(Trích nguồn: vietfuntravel.com.vn