* Trái ươi – quả ươi (hay còn gọi là hạt đười ươi, hột đười ươi, hạt lười ươi, hột lười ươi)
Công dụng trái ươi
Theo tài liệu cổ lười ươi có vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải độc, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, chảy màu cam.
Hiện nay công dụng chủ yếu của vị thuốc này là thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng và chữa bệnh gai cột sống
Cách dùng trái ươi Ngâm khoảng 3 – 4 hạt ươi cho một ly nước. Chờ khoảng 30 phút, chú ý nên ngâm với nước ấm thì ươi sẽ nở nhanh hơn. Khi hạt ươi nở, quan sát sẽ thầy vỏ tróc ra và có một lớp như lưới màu nâu bao quanh hạt. Nhặt hạt và vỏ bỏ ra ngoài ta sẽ có phần còn lại của quả ươi. Lấy đó pha với đường cát trắng cho vừa miệng, thêm ít nước uống vào sẽ rất mát, có thể mua ít hạt é hoặc hạt Chia về ngâm và cho vào dùng chung với hạt đười ươi thì không có gì thú vị hơn nữa
Liều dùng
3-5 trái / ngày
Bảo quản trái ươi Để nơi khô thoáng. Tránh tiếp xúc với nước
Trái say còn có tên gọi khác trái Nhung. Gọi là trái Nhung vì ở ngoài lớp vỏ trái say có một lớp long tơ mịn như nhung phủ lên bên trên vỏ. Trái say có mùi vị rất lạ, rất đặc trưng của một loại trái cây rừng nên không bao giờ bị nhầm lẫn với các loại trái cây khác.
Hình dáng trái say có hình bầu dục hơi dẹp. Bên ngoài lớp vỏ trái say có màu đen đen hay nâu thẫm. Lớp vỏ bên ngoài của trái giòn, chỉ cần dùng tay ấn nhẹ là sẽ làm vỡ lớp vỏ để lộ ra lớp thịt bên trong. Thịt bên trong trái thường có màu vàng đậm, thịt xốp và mềm. Khi ăn vào miệng, cảm giác đầu tiên ta có thể nhận thấy là vị chua chua, nhưng để lâu hơn một chút ta sẽ thấy vị chua chua ấy tan biến mà đọng lại là vị ngọt thanh rất riêng biệt trong miệng…